MES SaaS

MES SaaS vs MES On-Premises: Đâu là mô hình phù hợp trong nhà máy?

MES SaaS là gì? Hãy cùng IOT Việt tìm hiểu về khái niệm MES ở dạng mô hình SaaS. Bài viết này sẽ liệt kê những lợi ích mà mô hình MES SaaS mang lại. Đánh giá khả năng áp dụng mô hình này so với MES On-Premises. Các khó khăn khi triển khai hệ thống MES mô hình SaaS. Cùng khám phá ngay!

MES SaaS là gì?

 

MES SaaS (Manufacturing Execution System – Software as a Service) là hệ thống điều hành sản xuất dưới dạng dịch vụ. Mô hình này là một giải pháp phần mềm dựa trên nền tảng đám mây, cung cấp đầy đủ các chức năng của MES truyền thống cùng các lợi ích bổ sung. Nhà cung cấp sẽ lưu trữ hệ thống trên máy chủ và cung cấp cho khách hàng truy cập thông qua Internet.

 

>> Tham khảo: Giải pháp hệ thống MES Cloud

 

MES SaaS là gì?

MES SaaS là gì?

4 lợi ích của mô hình MES SaaS trong nhà máy

Tối ưu chi phí sản xuất

Doanh nghiệp chỉ cần đầu tư cho dịch vụ giải pháp. Hoàn toàn không tốn bất kỳ chi phí về đầu tư phần cứng, phần mềm, chi phí bảo trì, nhân lực vận hành. Ngoài ra, MES SaaS giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí, tiết kiệm chi phí sản xuất và nguyên vật liệu.

Dễ triển khai và sử dụng

MES SaaS được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây. Do đó chỉ cần kết nối Internet và có thiết bị di động hoặc máy tính. Vậy là doanh nghiệp có thể thiết lập và sử dụng mô hình MES SaaS nhanh chóng.

Nâng cao khả năng bảo mật

Nhà cung cấp MES SaaS chịu trách nhiệm bảo mật dữ liệu, giúp doanh nghiệp an tâm sử dụng. MES dưới dạng Software as a Service sử dụng các biện pháp bảo mật tiên tiến để bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp, bao gồm mã hóa dữ liệu, tường lửa,…

MES SaaS giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp, bao gồm dữ liệu sản xuất, tài chính, khách hàng,… Điều này giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro bảo mật, đồng thời nâng cao uy tín của doanh nghiệp.

Tăng khả năng tích hợp

Mô hình MES SaaS có thể tích hợp với các hệ thống khác trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động tổng thể. MES SaaS có thể tích hợp với các hệ thống khác trong tiêu chuẩn ISA 95 như ERP, CRM, SCM,… giúp doanh nghiệp chia sẻ dữ liệu và tự động hóa các quy trình nghiệp vụ. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động tổng thể.

>> Tham khảo thêm: ISA 95 và các tiêu chuẩn của hệ thống MES

 

MES SaaS tích hợp với các hệ thống khác trong tiêu chuẩn ISA 95

MES SaaS tích hợp với các hệ thống khác trong tiêu chuẩn ISA 95

MES SaaS vs MES On-Premises: Đâu là mô hình phù hợp tại Việt Nam?

Mặc dù MES SaaS có nhiều tính năng nổi bật đáng chú ý, tuy nhiên ta cần đánh giá một cách tổng quan hệ thống này. Dưới đây là bảng so sánh giữa mô hình MES SaaS và MES On-Premises với các tiêu chí: Yêu cầu đầu tư, chi phí triển khai, tính bảo mật, khả năng tuỳ chỉnh và tính phụ thuộc vào nhà cung cấp.

 

Tiêu chíMES SaaSMES On-Premises
Yêu cầu đầu tưKhông tốn bất kỳ chi phí đầu tư nào về phần cứng, phần mềm, chi phí bảo hành…Doanh nghiệp cần chi trả một khoảng đầu tư để triển khai hệ thống. Bao gồm các thiết bị, cơ sở hạ tầng…
Chi phí triển khaiChi phí triển khai thấp. Chi phí triển khai sẽ trả liên tục theo tháng hoặc năm cho nhà cung cấp. Phù hợp để đầu tư ngắn hạn.Chi phí vận hành của mô hình MES On-Premises sẽ cao hơn MES SaaS ở thời gian đầu. Tuy nhiên chỉ tốn chi phí triển khai một lần duy nhất. Phù hợp đầu tư dài hạn.
Tính bảo mậtTính bảo mật và khả năng kiểm soát dữ liệu tuỳ thuộc vào nhà cung cấp. Khả năng tuỳ chỉnh biện pháp bảo mật của mô hình này cũng hạn chế.Doanh nghiệp không phụ thuộc vào nhà cung cấp. Có nhân viên quản trị hệ thống MES và biện pháp bảo mật riêng cho từng tình trạng của mỗi nhà máy.
Khả năng tuỳ chỉnhKhả năng tuỳ chỉnh hạn chế. Giao diện truy cập sẽ theo một giao diện mẫu do nhà cung cấp thiết kế. Các mô đun chức năng của hệ thống bị hạn chếCó thể tuỳ chỉnh và yêu cầu nhà cung cấp thiết kế giao diện riêng. Các mô đun chức năng được nhà cung cấp lập trình riêng cho doanh nghiệp.
Tính lưu thông và ổn địnhCơ sở hạ tầng mạng tại nhà máy ở Việt Nam không ổn định, thường xuyên chập chờn. Ảnh hưởng đến việc theo dõi dữ liệu sản xuất.Hệ thống được triển khai ngay tại nhà máy nên tính ổn định được đảm bảo 24/24. Có thể truy cập từ xa bằng máy tính và các thiết bị di động.
Tích hợp với các hệ thống khácCó khả năng tích hợp với các hệ thống khác.Có khả năng tích hợp với các hệ thống khác.
Phụ thuộc nhà cung cấpTính phụ thuộc vào nhà cung cấp cao.Hạn chế phụ thuộc vào nhà cung cấp.

>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn sử dụng hệ thống MES On-Premises

So sánh MES SaaS và MES On-Premises

So sánh MES SaaS và MES On-Premises

Những khó khăn trong việc triển khai MES SaaS

Theo thống kê, MES SaaS được đánh giá ưu việt, dễ dàng thiết lập. Tuy nhiên theo Gartner, Tập đoàn Nghiên cứu và Tư vấn Công nghệ hàng đầu trên thế giới, đã nhận định trong một báo cáo về khó khăn trong việc triển khai MES SaaS. Các nguyên nhân của khó khăn như sau:

Chi phí

Theo những nhà máy đã sử dụng MES, bao gồm các nhà sản xuất và kể cả các nhà tư vấn, cũng nhận định rằng chi phí cho hệ thống MES tăng vọt, cả mô hình MES On-Premises và MES SaaS. Hơn nữa, Gartner cũng nhận thấy rằng các nhà cung cấp MES SaaS đang gặp khó khăn trong việc mô đun hóa các chức năng và định giá sản phẩm của họ.

Tốc độ

Theo thống kê, về lý thuyết thì việc thiết lập dự án MES SaaS sẽ giúp tiết kiệm nhiều thời gian. Tuy nhiên, MES tùy chỉnh theo mô hình Software as a Service vẫn được triển khai theo mô hình waterfall nên thường có thời gian khá lâu.

Phức tạp

Với SaaS, các dự án MES giảm đáng kể độ phức tạp qua mỗi dự án. Mặc dù vậy, MES SaaS phần lớn vẫn là các dự án nặng về back-end. Dẫn đến chu kỳ phát triển dài, phí tư vấn tốn kém và cần sự hỗ trợ liên tục từ nhà cung cấp.

Giải pháp hệ thống MES tích hợp IoT của IOT Việt

Nếu doanh nghiệp bạn đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn nhà cung cấp, giải pháp hệ thống MES của IOT Việt mang đến một sự ưu việt, vượt trội và tối ưu hóa toàn diện quy trình sản xuất. Với sự tích hợp IoT (Internet of Things) tiên tiến, IOT Việt cung cấp một Giải pháp MES 4.0 chuyên điều hành, thực thi, giám sát realtime và hoàn toàn tự động hóa.

Kết bài

Sau bài viết trên, MES SaaS là mô hình dựa trên nền tảng đám mây có một số tiện ích và dễ triển khai. Tuy nhiên, khả năng triển khai mô hình này tại Việt Nam vẫn còn khá khó khăn. Do điều kiện về hạ tầng mạng và hạn chế về tính tuỳ biến. Các doanh nghiệp hãy cân nhắc để có thể triển khai giải pháp một cách trơn tru và thuận tiện, đặc biệt là phù hợp với nhà máy của bạn.

IOT Việt mang đến cho bạn giải pháp Hệ thống MES tích hợp IoT, giải quyết toàn bộ những vấn đề mà MES SaaS gặp phải. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline/zalo: 0933 364 435 hoặc nút liên hệ dưới đây để nhận được sự tư vấn đến từ chuyên gia.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận