Poka Yoke là gì? Phân biệt với hệ thống Andon trong sản xuất tinh gọn
Poka Yoke là gì? Poka Yoke là một hệ thống ngăn ngừa lỗi trong sản xuất. Cùng IOT Việt tìm hiểu ba chức năng chính của hệ thống chống sai lỗi. Lợi ích triển khai Poka Yoke và năm mức áp dụng hệ thống. Ngoài ra, cùng tìm hiểu sự khác biệt về mục đích, chức năng giữa Poka Yoke và Andon trong Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing).
Poka Yoke Là Gì
Poka Yoke là một thuật ngữ tiếng Nhật mang ý nghĩa là “chống lỗi” hoặc “ngăn ngừa lỗi”. Poka Yoke là một hoạt động hoặc quy trình giúp người vận hành thiết bị tránh các lỗi và sai sót xảy ra bằng cách ngăn ngừa, sửa chữa và cảnh báo lỗi ngay khi chúng xảy ra.
Khái niệm Poka Yoke được phát triển bởi nhà tư vấn quản lý Shigeo Shingo. Thuật ngữ này được công nhận và áp dụng chính thức vào Hệ thống sản xuất Toyota (TPS). Ban đầu, Poka Yoke có tên là “baka-yoke” mang ý nghĩa là “chống ngu ngốc”, nhưng sau đó được đổi lại thành Poka Yoke để giảm sự nặng nề và được áp dụng cho đến ngày nay.
Trong Poka Yoke, có 4 mức độ chống sai lỗi như sau:
- OK: Lỗi được phát hiện sau khi lỗi được tạo.
- Good: Lỗi đã được phát hiện trong cùng thời điểm lỗi được tạo.
- Better: Lỗi được ngăn chặn trước thời điểm có thể xảy ra.
- Best: Thiết kế sao cho lỗi không thể xảy ra.
Lợi Ích Của Poka Yoke
Đặc điểm của Poka Yoke là ngăn ngừa lỗi và sự cố phát sinh trong quy trình sản xuất. Luôn luôn đảm bảo không có bất kỳ sản phẩm khiếm khuyết nào được sản xuất trong nhà máy. Sau đây là một số lợi ích mà hệ thống chống sai lỗi mang lại:
- Giảm thời gian đào tạo cho công nhân.
- Giảm bớt các hoạt động quản lý chất lượng, tối ưu thời gian và công suất nhà máy.
- Giảm sự nhàm chán bởi các hoạt động lặp đi lặp lại cho người vận hành.
- Thúc đẩy cải tiến công việc hiệu quả.
- Giảm lỗi và các sai sót trong quá trình sản xuất.
- Doanh nghiệp có thể hành động ngay lập tức khi có sự cố xảy ra.
- Giúp cải thiện độ hiệu quả của các hoạt động kiểm soát chất lượng.
- Ngăn chặn sản phẩm xấu đến tay khách hàng.
- Phát hiện sai sót và kịp thời xử lý ngay khi chúng xảy ra.
Các Chức Năng Chính Của Hệ Thống Chống Sai Lỗi
Các chức năng chính của hệ thống Poka Yoke bao gồm:
Phát hiện các sai sót, sự cố
Trong nhà máy, một quy trình sản xuất hay các thiết bị dù có hiện đại đến đâu cũng sẽ gặp tình trạng lỗi máy, thiết bị gặp sự cố. Từ đó gây ra tình trạng trì trệ dây chuyền sản xuất, các thiết bị không hoạt động được và giảm hiệu suất nhà máy. Chính vì vậy để khắc phục tình trạng này, Poka Yoke với chức năng phát hiện các sai sót và sự cố sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm tối thiểu tình trạng downtime.
Chức năng này có bộ phận cảm biến và các thiết bị hiển thị tín hiệu. Các bộ phận cảm biến được gắn trên dây chuyền sản xuất sẽ tiếp nhận những tình trạng bất thường. Ngay khi xảy ra lỗi, Poka Yoke sẽ ngay lập tức tự động ngắt hệ thống dây chuyền sản xuất. Đồng thời báo cho đơn vị tiếp nhận hoặc người quản lý để có phương án giải quyết kịp thời. Giúp giảm thiểu chi phí hư hỏng và ngăn ngừa các sản phẩm kém chất lượng được sản xuất.
Khắc phục sự cố
Poka Yoke với chức năng khắc phục sự cố giúp doanh nghiệp bằng cách tiết kiệm thời gian và đơn giản hoá các hoạt động giải quyết lỗi phát sinh. Khi lỗi xảy ra, Poka Yoke phát hiện và ngay lập tức khoanh vùng vị trí xảy ra sự cố.
Ngăn ngừa sự cố
Với hoạt động tự động ngắt hệ thống của dây chuyền sản xuất, Poka Yoke giúp doanh nghiệp ngăn ngừa các lỗi xâm nhập và gây ảnh hưởng đến các công đoạn kế tiếp. Vì thế ngăn ngừa được các thành phẩm khiếm khuyết, những hàng hoá phải làm lại.
3 Phương Pháp Phát Hiện Và Ngăn Ngừa Lỗi Trong Poka Yoke
Shigeo Shingo đã xác định và phân loại Poka Yoke thành ba phương pháp phát hiện và ngăn ngừa lỗi trong dây chuyền sản xuất hàng loạt. Các phương pháp này có thể được áp dụng xuyên suốt dây chuyền sản xuất để ngăn ngừa các sai sót tạo ra sản phẩm kém chất lượng. Ba phương pháp phát hiện và ngăn ngừa lỗi như sau:
- Phương pháp tiếp xúc vật lý (Contact Method): Phương pháp này xác định lỗi sản phẩm bằng cách kiểm tra hình dạng, kích thước, màu sắc và các thuộc tính vật lý khác của sản phẩm
- Phương pháp giá trị cố định (Fixed-value Method): Hay còn gọi là phương pháp số không đổi (Constant Method). Các cảm biến sẽ ghi nhận số lượng linh kiện hay bộ phận trên dây chuyền sản xuất. Nếu không đủ số lượng nguyên vật liệu cho sản phẩm đó, Poka Yoke sẽ cảnh báo cho người vận hành ngay lập tức.
- Phương pháp quy trình hoạt động (Motion Step Method): Hay còn được gọi là phương pháp tuần tự (Sequence Method). Với phương pháp này, Poka Yoke sẽ tiến hành xác định và theo dõi xem quy trình sản xuất có được thực hiện theo từng bước, từng khâu sản xuất đã được thiết lập hay không.
5 Mức Áp Dụng Phương Pháp Chống Sai Lỗi Poka Yoke
- Mức 1: Doanh nghiệp hoàn toàn không có hệ thống nào để kiểm tra quá trình sản xuất. Không thể kiểm soát được các hoạt động trước và sau. Do đó các sản phẩm kém chất lượng phải bỏ đi, hàng cần làm lại thay vì được trả về thì lại đến tay của người tiêu dùng cuối.
- Mức 2: Doanh nghiệp đã có các hệ thống kiểm soát hoạt động sản xuất bên trong nhà máy. Tuy nhiên vẫn chưa phân loại được các sản phẩm kém chất lượng ngay trên dây chuyền mà cần phải qua bước kiểm tra chất lượng.
- Mức 3: Doanh nghiệp đã thiết lập được các hệ thống kiểm soát quá trình hoạt động sản xuất và kiểm soát thông tin, dữ liệu các sản phẩm kém chất lượng. Tỉ lệ các phế phẩm giảm đi đáng kể. Tuy nhiên vẫn chưa hoàn toàn loại bỏ hết. Vẫn cần kiểm tra chất lượng mới có thể kiểm soát và loại bỏ hoàn toàn.
- Mức 4: Hệ thống trong nhà máy có thể tự kiểm soát quy trình hoạt động sản xuất. Có thể tự động ngắt hoạt động của dây chuyền sản xuất và phát hiện lỗi. Các lỗi được phát hiện cũng sẽ được xử lý thông tin và báo cáo cho người vận hành giải quyết các sản phẩm lỗi trước khi rời khỏi nhà máy.
- Mức 5: Hệ thống được thiết lập đồng bộ xuyên suốt dây chuyền sản xuất. Luôn luôn theo sát dây chuyền và tiếp nhận các dữ liệu bất thường. Từ đó nhanh chóng đưa ra cảnh báo cho người quản lý để có phương án giải quyết kịp thời. Từ đó các sản phẩm kém chất lượng không còn xuất hiện.
Poka Yoke Sử Dụng Khi Nào?
Nhờ vào các khả năng phát hiện và ngăn ngừa lỗi hiệu quả, Poka Yoke có thể áp dụng ở các dây chuyền sản xuất bên trong nhà máy để kiểm soát chất lượng sản phẩm. Các lỗi thường gặp cần áp dụng hệ thống Poka Yoke để cải thiện hiệu suất bao gồm:
- Lỗi liên quan đến quy trình sản xuất: Các trạm sản xuất trên dây chuyền không hoạt động hoặc hoạt động không đúng công suất tối đa. Để sót bộ phận, nguyên vật liệu tại các trạm sản xuất mà không đưa đến các khâu kế tiếp.
- Lỗi trong vận hành thiết bị, máy móc: Người vận hành hay công nhân sử dụng, điều khiển thiết bị, máy móc không đúng cách hoặc sử dụng sai công cụ.
- Lỗi trong điều chỉnh máy: Có sai sót từ người vận hành trong việc điều chỉnh, đo lường hay thử nghiệm thiết bị.
Quy Trình Thực Hiện Chống Sai Lỗi
Quy trình thực hiện chống sai lỗi Poka Yoke gồm 5 bước như sau:
- Bước 1: Mô tả các sai lỗi và tỉ lệ sai lỗi cho người quản lý. Xác định các sai sót có thể xảy ra.
- Bước 2: Xác định vị trí trạm nào gặp sự cố trong dây chuyền sản xuất.
- Bước 3: Kiểm tra chi tiết quy trình và các tiêu chuẩn tại trạm gặp sự cố phát sinh.
- Bước 4: Xác định tất cả các sai phạm so với tiêu chuẩn ở trạm gặp lỗi phát sinh.
- Bước 5: Tìm ra nguyên nhân gốc rễ và giải quyết vấn đề tận nguồn.
Sự Khác Nhau Giữa Poka Yoke Và Andon
Trong sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing), cả Poka Yoke và Andon đều thuộc Hệ thống sản xuất Toyota (TPS). Mặc dù cả hai đều có công dụng cơ bản là tối ưu quy trình sản xuất, cải thiện hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp và cải tiến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, cả hai hệ thống Poka Yoke và Andon đều có sự khác nhau về mục đích và tác dụng thực sự trong Toyota Production System.
Đối với Poka Yoke luôn đảm bảo dây chuyền sản xuất hạn chế sai sót tại mỗi trạm. Các vật dụng, thiết bị, bộ phận, phần mềm… được tạo ra theo tiếp xúc vật lý, giá trị cố định và quy trình hoạt động phải đạt tiêu chuẩn chất lượng đề ra. Đồng thời, Poka Yoke vẫn thông báo khi sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.
Hệ thống Andon là hệ thống cảnh báo sản xuất trong nhà máy. Hệ thống Andon đảm bảo cho dây chuyền sản xuất được diễn ra trơn tru và liên tục. Hay nói cách khác, Andon dùng cho các hoạt động quản lý, bảo trì, kiểm soát chất lượng và vận hành.
Ngay khi phát hiện có sự cố hoặc những thông tin bất thường, hệ thống sẽ tự động đưa ra cảnh báo thông qua hệ thống đèn và các bảng hiển thị cho nhà quản lý (Không đạt chỉ tiêu, xảy ra sự cố, công nhân thay ca). Ngay lập tức hệ thống sẽ cho tạm dừng dây chuyền sản xuất để khắc phục trước khi các sự cố xảy ra. Có hai loại Andon không dây và Andon có dây.
Kết Bài
Poka Yoke là phương pháp cải thiện chống sai lỗi, cải tiện chất lượng sản phẩm và cải thiện sản xuất hiệu quả. Với việc ngăn chặn lỗi ngay từ đầu và tạo ra các quy trình tự động kiểm soát, các sản phẩm có thể đạt được chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và tạo ra sự tin tưởng từ phía khách hàng.
IOT Việt Solution là đơn vị phát triển và cung cấp dịch vụ giải pháp hệ thống Andon hàng đầu hiện nay. Hệ thống chúng tôi tích hợp IoT có đầy đủ chức năng cảnh báo sản xuất và các chức năng của Poka Yoke cải thiện chất lượng sản phẩm. Hãy liên hệ với IOT Việt qua hotine/zalo: 0933 364 435 hoặc nút liên hệ bên dưới đây.