Hệ thống MES Easy IOTVN

Hệ Thống MES Là Gì? Lợi Ích Và Chức Năng Của Phần Mềm MES

Hệ thống MES là một phần quan trọng trong mô hình nhà máy thông minh. Vậy hệ thống điều hành sản xuất MES là gì? Trong bài viết này, IOTVN sẽ cùng bạn tìm hiểu định nghĩa, các lợi ích mà MES System mang lại để giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng hiệu suất. Chúng tôi cũng sẽ giải thích vì sao cần áp dụng MES trong sản xuất đồng thời làm rõ khái niệm giữa MES System và MES Software. 

Hệ thống MES là gì?

 

Hệ thống MES (Manufacturing Execution System – Hệ thống điều hành sản xuất) là giải pháp tích hợp chuyên dành cho việc thực thi, giám sát, và tối ưu hóa các hoạt động sản xuất trong một nhà máy. MES System tập trung vào các khía cạnh quan trọng bao gồm sản xuất, bảo trì, chất lượng và cung ứng vật tư, đồng thời kết nối và theo dõi dòng dữ liệu phức tạp trong quá trình sản xuất.

 

>>>Nguồn: MES System (Wikipedia)

Hệ thống MES không chỉ là một hệ thống thông tin kết nối các phần mềm và hệ thống khác nhau trong doanh nghiệp (ERP, QMS, EAM, SCM và tự động hóa), mà MES System còn là công cụ hữu ích giúp những người ra quyết định hiểu rõ tình trạng sản xuất hiện tại. Hệ thống điều hành sản xuất MES (viết tắt là MES) cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, cải thiện hiệu suất lao động, và đảm bảo thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất hàng ngày.

 

Hệ thống MES là gì?

Hệ thống MES là gì?

 

Chúng tôi cũng đã phối hợp cùng với Bộ Công Thương và Samsung Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển Nhà máy thông minh.

Chức Năng Chính Của MES System

Một số chức năng của MES mang đến cho doanh nghiệp bao gồm:

Quản lý sản xuất

Hệ thống MES theo dõi và quản lý toàn bộ quá trình sản xuất. Hệ thống điều hành sản xuất MES cung cấp khả năng giám sát tiến độ, quản lý dây chuyền sản xuất và phân bổ công việc cho lao động. MES System cũng cung cấp thông tin về trạng thái sản xuất cho quản lý và nhân viên, giúp họ điều chỉnh nhanh chóng nếu cần thiết để đảm bảo sự suôn sẻ của quá trình sản xuất.

Quản lý chất lượng

Hệ thống MES cho phép xác định tiêu chuẩn chất lượng, thiết lập quy trình kiểm tra, ghi nhận kết quả kiểm nghiệm, và thực hiện biện pháp tương ứng. MES System thực hiện việc kiểm tra tại nhiều giai đoạn, từ nhận nguyên vật liệu đầu vào đến xuất kho sản phẩm hoặc giao hàng. Thông tin chất lượng được MES System lưu trữ trên cơ sở dữ liệu duy nhất, giúp tạo báo cáo và truy xuất thông tin chất lượng một cách hiệu quả.

Quản lý thiết bị & OEE

MES Software cung cấp thông tin về tính khả dụng, hiệu suất và chất lượng của thiết bị. Nhờ vào đó, phần mềm MES có thể theo dõi chỉ số hiệu suất tổng thể thiết bị OEE. Hệ thống Factory MES còn giúp tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và giảm thất thoát. MES Software thúc đẩy trong việc nâng cao hiệu suất sản xuất và góp phần làm giảm Lead Time.

Quản lý vật liệu

MES System sẽ quản lý quá trình cung cấp và sử dụng vật liệu trong quá trình sản xuất. MES System giúp theo dõi lượng tồn kho, đặt hàng mới và đảm bảo rằng vật liệu được sử dụng đúng cách. Qua đó, hệ thống MES sẽ luôn đảm bảo không có thiếu hụt vật liệu hay bất kỳ lãng phí trong quá trình sản xuất.

 

8 chức năng quản lý của phần mềm MES

8 chức năng quản lý của phần mềm MES

 

Truy xuất nguồn gốc

Hệ thống MES tự động tạo các mã Barcode, QR Code, hoặc RFID cho từng sản phẩm hoặc lô sản xuất. Các mã này chứa thông tin đầy đủ về nhà sản xuất, nhà cung cấp, và nhà phân phối. Nhờ MES System, người dùng có thể truy xuất nguồn gốc dễ dàng, theo dõi toàn bộ thông tin về chuỗi cung ứng, bao gồm quá trình sản xuất, nguồn gốc nguyên vật liệu, và hành trình sản phẩm từ sản xuất đến đối tác cuối cùng.

Báo cáo

Hệ thống thực thi sản xuất MES tạo và cung cấp các báo cáo liên quan đến quá trình sản xuất, hiệu suất thiết bị, chất lượng sản phẩm và nhiều khía cạnh khác. Báo cáo này giúp quản lý đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thống kê và thông tin thời gian thực. MES System cung cấp báo cáo chi tiết mang lại cái nhìn tổng thể về hiệu suất và chất lượng.

Master Data

MES Software lưu trữ và quản lý dữ liệu cơ bản về sản phẩm, quy trình sản xuất, nhà cung cấp và nhiều thông tin khác. Qua đó, MES Software luôn đảm bảo rằng quá trình sản xuất diễn ra đúng cách và theo tiêu chuẩn, với thông tin dữ liệu chính xác và được duyệt.

Quản lý mã vạch

Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất MES sử dụng mã vạch để theo dõi sản phẩm và vật liệu trong quá trình sản xuất. Nhờ vào điều này mà hệ thống điều hành và thực thi sản xuất MES có thể theo dõi vị trí của từng sản phẩm và quản lý tồn kho một cách hiệu quả. Mã vạch cung cấp một phương tiện đơn giản và hiệu quả để theo dõi và quản lý các sản phẩm trong quá trình sản xuất.

>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn sử dụng hệ thống MES

 

Quy trình MES Alpha Samsung IOTVN

Quy trình MES Alpha Samsung IOTVN

Lợi Ích Khi Triển Khai Phần Mềm MES

Những lợi ích khi triển khai phần mềm quản lý sản xuất MES bao gồm:

Nâng cao hiệu suất

  • Hệ thống Factory MES giúp giảm thời gian chờ hàng (lead time) sản xuất
  • Duy trì Stock/ WIP thấp
  • Giảm lỗi sản phẩm, nâng cao tỷ lệ tuân thủ quy định
  • Cung cấp thông tin tình trạng sản xuất từ đầu vào nguyên liệu đến lúc giao hàng

Gia tăng lợi ích

  • MES System hỗ trợ đưa ra quyết định tối ưu ngay tại nơi sản xuất theo thời gian thực
  • Giảm chi phí hoạt động sản xuất
  • Tăng hiệu quả đầu tư

Phòng tránh rủi ro

  • Giúp giảm rủi ro về chất lượng sản phẩm
  • Nâng cao độ tin cậy về tuân thủ giao hàng
  • Nâng cao dịch vụ khách hàng
  • Khách hàng yên tâm vì nhà máy có hệ thống minh bạch

 

IOT Việt triển khai Hệ thống MES tại nhà máy Vĩnh Phát

IOT Việt triển khai Hệ thống MES tại nhà máy Vĩnh Phát

So Sánh Giữa MES System Và MES Software

Để giúp bạn có cái nhìn tổng quan giữa MES SystemMES Software, hãy làm một so sánh nhỏ.

Đặc điểmMES SystemMES Software
Định nghĩaMES System bao gồm cả 2 phần: phần cứng và phần mềm điều hành sản xuất.MES Software là một phần của MES System, chỉ gói gọn trong phần mềm của hệ thống điều hành sản xuất.
Phần cứng (Hardware)
  • Server MES, Server IoT do IT quản lý và sử dụng
  • Máy tính cho người điều hành, nhà quản lý và quản đốc
  • Máy tính trạm / HMI / Tablet / Mobile / PDA / scanner cho người vận hành
  • Cảm biến, thiết bị thu thập dữ liệu
MES Software không bao gồm phần cứng
Phần mềm (Software)
  • Phần mềm Server đa số chạy trên Linux đảm bảo sự ổn định, xử lý dữ liệu realtime và phi cấu trúc
  • Phần mềm MES có thể chạy được trên Window / Mobile / Web
  • Phần mềm lớp tích hợp
  • Phần mềm lớp platform
  • Phần mềm nhúng
MES Software thường chạy trên Window hạn chế về dữ liệu realtime
Chức năngHệ thống MES có chức năng bao gồm: Quản lý và điều hành sản xuất, thu thập dữ liệu và tích hợp hệ thốngPhần mềm MES chỉ có chức năng: Quản lý và điều hành sản xuất
Giao diện người dùng (UI)
  • Giao diện quản lý, điều hành, dashboard cho nhà quản lý
  • Giao diện vận hành cho người vận hành
  • Trực quan dữ liệu nhà xưởng từng công đoạn
  • Giao diện quản lý IoT và tích hợp
  • Giao diện quản lý, điều hành, dashboard cho nhà quản lý
  • Giao diện vận hành cho người vận hành
Liên kếtCác thành phần được liên kết với nhau để tạo thành hệ thống MES hoàn chỉnhMES Software tương tác với các thành phần khác của hệ thống để thực hiện các chức năng cụ thể
Mục tiêuHệ thống MES đáp ứng cho một lĩnh vực chuyên sâu có đặc thù riêngMES Software có khả năng đáp ứng nhu cầu chung

 

MES System Tích Hợp Với Các Hệ Thống Khác

Hệ thống MES liên kết dữ liệu với các hệ thống ở tầng 4:

  • MES -> PLM: Kết quả kiểm tra sản phẩm.
  • PLM -> MES: Định nghĩa sản phẩm, chứng từ giao nhận.
  • MES -> ERP: Kết quả sản xuất và tiêu thụ vật tư.
  • ERP -> MES: Kế hoạch sản xuất, yêu cầu của đơn hàng.
  • MES -> CRM: Giám sát, truy xuất lịch sử sản xuất.
  • CRM -> MES: Phàn nàn của khách hàng về sản phẩm.

 

MES System kết với các hệ thống ở tầng 3 và bên dưới:

  • MES -> WMS: Yêu cầu nguồn vật tư.
  • WMS -> MES: Tình trạng có sẵn của vật tư, vận chuyển thành phẩm.
  • MES -> CMMS: Dữ liệu vận hành của thiết bị, yêu cầu bảo trì.
  • CMMS -> MES: Quy trình bảo dưỡng, bảo trì.
  • SCADA/PLC/IO -> MES: Giá trị hoạt động, cảnh báo, kết quả sản xuất.
  • MES -> SCADA/PLC/IO: Hướng dẫn làm việc, work instructions, cài đặt tham số.

 

>>Tham khảo thêm: Giới thiệu về hệ thống MES dựa trên Cloud

 

Vị trí hệ thống MES trong tiêu chuẩn ISA-95

Vị trí hệ thống MES trong tiêu chuẩn ISA-95

Hệ Thống Điều Hành Và Thực Thi Sản Xuất MES Tích Hợp IoT

Với sự phát triển của công nghệ, hiện nay có hai mô hình hệ thống quản lý sản xuất phổ biến là mô hình truyền thống (phân tầng) và mô hình không phân tầng. Về mô hình truyền thống, đây là mô hình được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất lớn. Hệ thống được chia thành các tầng như ISA 95, giúp quản lý và kiểm soát các hoạt động sản xuất theo từng tầng.

Mô hình không phân tầng là mô hình hệ thống sẽ ứng dụng Edge Computing và IoT. Đây là mô hình đang được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp sản xuất mới thành lập. Mô hình này cho phép các thiết bị được kết nối trực tiếp với nhau và đưa dữ liệu lên một app chức năng, giúp quản lý sản xuất dễ dàng hơn. Độ linh hoạt cao, đơn giản, dễ dàng mở rộng và tiết kiệm chi phí đầu tư.

Kết hợp giữa phần mềm MES và IoT tạo ra khái niệm Hệ thống MES 4.0 (Manufacturing Execution System). Một hệ thống điều hành và thực thi mới góp phần định hình một nhà máy thông minh trên cơ sở tích hợp các trụ cột Sản Xuất, Chất Lượng, Cung Ứng, Bảo Trì. Kết hợp với IoT mọi thông tin trong nhà máy trở nên minh bạch và thời gian thực.

>> Tham khảo thêm: Hệ thống MES hoặc IIoT – Cái nào phù hợp hơn với doanh nghiệp sản xuất?

 

Mô hình MES System tích hợp IoT

Mô hình MES System tích hợp IoT

Giải Pháp Cải Thiện Và Tối Ưu Sản Xuất Với EasyMES Của IOT Việt

Trong nhà máy luôn có các rủi ro gây thất thoát tài nguyên và thời gian, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của doanh nghiệp. IOT Việt mang đến giải pháp EasyMES tích hợp IoT với các tính năng vượt trội trên thị trường. Những chức năng cơ bản trong MES System như giao diện theo dõi dữ liệu, tiến độ sản xuất theo thời gian thực,… đến các chức năng nâng cao như quản lý truy xuất nguồn gốc, quản lý WIP, tích hợp với các hệ thống khác…

Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline/zalo: 0933 364 435 hoặc nút liên hệ tư vấn bên dưới đây. Đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp hướng đến nhà máy thông minh.

 

 

Kết Luận

Hệ thống MES (Manufacturing Execution System) đã và đang đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm. Phần mềm MES tích hợp IoT giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả hơn và tăng hiệu suất.

Để triển khai hệ thống điều hành và thực thi sản xuất MES, bạn cần xác định mục tiêu cải thiện, thu thập và phân tích dữ liệu, tích hợp MES System với các hệ thống khác. Qua đó, với nỗ lực của bạn cùng MES System sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thị trường, trở thành nhà máy thông minh trong thời đại công nghiệp số. Hãy liên hệ cho chúng tôi – đội ngũ của IOT Việt Solution để biết thêm thông tin chi tiết và hỗ trợ triển khai MES Software.

Link hữu ích về Hệ thống MES

Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Hệ Thống MES

  • Vì sao phải áp dụng MES?

    Trong các thị trường toàn cầu cạnh tranh ngày nay, sản xuất ngày càng khó khăn và phức tạp. Việc áp dụng Hệ thống MES là vô cùng CẦN THIẾT để quản lý và giám sát sản xuất hoạt động nhà máy một cách hiệu quả trước các vấn đề sau đây:
    • Khó khăn trong việc đổi mới để đáp ứng nhu cầu thị trường
    • Đối mặt với các thay đổi thường xuyên trong quy trình và công nghệ 
    • Nhận dữ liệu quá muộn để phân tích
    • Các vấn đề về truy xuất tài liệu
    • Thiếu quản lý trực quan, khó theo dõi các công việc đang thực hiện.
    • Không đáp ứng được lịch sản xuất hoặc đạt được sản lượng
    • Quá nhiều rủi ro và quá nhiều lỗi do quy trình thủ công hoặc dựa trên giấy tờ.
    • Quá nhiều hệ thống trong nhà máy: thiếu một hệ thống thống nhất và trung thực.
  • Nhà máy đã có ERP cần thêm MES trong sản xuất không?

    Câu trả lời cho câu hỏi này là CÓ và KHÔNG. Việc quyết định triển khai MES (Manufacturing Execution System) hoặc ERP (Enterprise Resource Planning) phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm quy mô và phạm vi hoạt động của nhà máy, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu suất và quản lý sản xuất hiện tại, cũng như các nhu cầu cụ thể của bạn.
    • Nếu nhà máy cần quản lý toàn bộ quy trình sản xuất, kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp, thì việc triển khai ERP là cần thiết. Tuy nhiên, nếu nhà máy chỉ cần một số module như CRM (Customer Relationship Management) để quản lý khách hàng, thì không cần thiết phải triển khai ERP toàn diện.
    • Nếu nhà máy muốn tăng cường khả năng quản lý và điều hành quy trình sản xuất, giảm thiểu lỗi sản xuất và tăng cường hiệu suất, tăng cường khả năng quản lý kho và nâng cao chất lượng sản phẩm, thì việc triển khai hệ thống thực thi sản xuất là điều cần thiết.
  • Vị trí của MES nằm ở đâu trong Tiêu chuẩn ANSI/ISA-95?

      Tiêu chuẩn ANSI/ISA-95 là một tiêu chuẩn quốc tế sử dụng để mô tả và định vị các hệ thống quản lý sản xuất trong môi trường sản xuất và tự động hóa công nghiệp. Tiêu chuẩn ANSI/ISA-95 định rõ các tầng và chức năng của các hệ thống quản lý sản xuất, giúp các tổ chức hiểu rõ cách các hệ thống này tương tác và làm việc cùng nhau để quản lý quy trình sản xuất.
      • Tầng 0: Quản lý các thiết bị và quá trình sản xuất cụ thể.
      • Tầng 1: Quản lý các thiết bị và điều khiển quá trình cụ thể.
      • Tầng 2: Quản lý tương tác giữa các thiết bị và điều khiển quá trình.
      • Tầng 3: Quản lý sản xuất, chất lượng, hậu cần và bảo trì.
      • Tầng 4: Quản lý tổng thể của doanh nghiệp, bao gồm quản lý tài nguyên doanh nghiệp.
      ANSI/ISA 95 cũng phân định MES với các hệ thống khác. Theo đó hệ thống thực thi sản xuất nằm ở tầng 3, ERP ở tầng 4 và kiểm soát quá trình ở các tầng 0, 1, 2. Với việc công bố tiêu chuẩn thứ ba năm 2005, các hoạt động ở tầng 3 được chia thành bốn hoạt động chính: sản xuất, chất lượng, hậu cần và bảo trì.
  • Roadmap MES 4.0?

    MES System 4.0 là một bước đột phá quan trọng cho các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc áp dụng MES 4.0 không chỉ đơn giản là việc cài đặt một hệ thống mới mà còn là một hành trình cần sự thấu hiểu và cam kết.
    • Bước 1: Để áp dụng MES 4.0 hiệu quả, đầu tiên các doanh nghiệp sản xuất cần phải xác định khía cạnh nào muốn cải thiện như: sản xuất, bảo trì, chất lượng, cung ứng hay các khía cạnh phụ trợ như môi trường, an toàn, v.vv... Sau đó, Anh Chị cần phải đánh giá mức độ dữ liệu hiện có để quản lý và thu thập các dữ liệu mới cần thiết.
    • Bước 2: Nếu đang quản lý trên giấy tờ thì Anh Chị số hóa cùng áp dụng IoT. Nếu đã có phần mềm quản lý rồi thì thu thập dữ liệu hiện trường sản xuất bằng IoT.
    • Bước 3: Khi đã thu thập được đủ dữ liệu, các doanh nghiệp cần tích hợp các hệ thống khác nhau để đạt được sự hiệu quả cao nhất.
    • Bước 4: Cuối cùng, để tối ưu hóa sản xuất, các doanh nghiệp cần phân tích dữ liệu thu thập được và ra quyết định tối ưu dựa trên dữ liệu. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng, cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm, và giảm thiểu rủi ro.
    lo-trinh-mes-iot-iotvn
  • 5 2 đánh giá
    Đánh giá bài viết
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    1 Comment
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận